I/. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
“Trẻ em là tương lai của đất nước” đó là khẩu hiệu mà ai ai cũng biết.Trẻ em chính là những bông hoa chủ nhân tương lai của đất nước quyết định sự phát triển của đất nước. Thế nhưng ta có thể nhận thấy rằng trong hành trang bước vào đời của trẻ còn rất nhiều sự thiếu hụt về kiến thức sống, trong đó có sự thiếu hụt về kỹ năng sống. Đây là một trong những yếu tố góp phần hình thành nhân cách của.
Mặc dù một đứa trẻ có thông minh đến đâu nhưng nếu đứa trẻ đó thiếu đi kỹ năng sống thì khi gặp khó khăn trẻ sẽ không biết cách giải quyết khó khăn đó. Vì vậy song song với việc trang bị cho trẻ những kiến thức cần thiết, cũng cần phải trang bị cho trẻ những kỹ năng sống để trẻ có thể đối mặt với những thách thức của cuộc sống hằng ngày .
Ở Việt nam, từ năm học 2008-2009, Bộ Giáo dục- Đào tạo đã phát động phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực”, với yêu cầu tăng cường sự tham gia của học sinh trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường và tại cộng đồng với thái độ tự giác, chủ động và ý thức sáng tạo. Trong các nội dung thực hiện thì có nội dung rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
Nhưng kỹ năng sống không phải mỗi con người sinh ra đã có sẵn, mà nó được hình thành từ những thói quen thực hiện lâu ngày và thường xuyên tạo thành một kỹ năng sống . Cần phải khẳng định việc đứa trẻ thích nghi nhanh hay chậm, hình thành kỹ năng sống diễn ra lâu hay mau phụ thuộc rất nhiều vào mức độ đúng đắn trong việc chuẩn của người lớn đối với trẻ . Nhất là khi tình trạng trẻ em thiếu hụt kỹ năng sống ngày càng nhiều, thì việc giáo dục những kỹ năng cần thiết để các em bước vào đời là một việc làm đáng được quan tâm.
Chính vì thế cho nên trong quá trình dạy trẻ về kỹ năng sống tôi đã nghên cứu và tìm hiểu các biện pháp để hình thành cho trẻ kỹ năng sống, cho nên tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp hình thành kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo lớn”
II/. THỰC TRẠNG :
Năm học 2013- 2014 tôi được nhà trường phân công dạy lớp lá 3. Tổng số học sinh là 38 cháu trong đó có 18 nam, 20 nữ.Trong đó có 19 cháu là học sinh mới học năm đầu tiên.
III/. ĐẶC ĐIỂM:
1/ Thuận Lợi:
a.Thuận lợi chung:
Bộ Giáo dục- Đào tạo đã phát động phong trào“ Xây dựng trường học thân thiện-học sinh tích cực” với những kế hoạch nhất quán từ trung ương đến địa phương. Phòng giáo dục- Đào tạo cũng đã có kế hoạch cho các giáo viên đi học các lớp tập huấn kĩ năng sống cho trẻ do sở tổ chức trong các năm học với những biện pháp cụ thể để rèn kỹ năng sống cho học sinh một cách chung nhất cho các bậc học, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện như: Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kỹ năng tự tin, rèn luyện kỹ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, các tệ nạn xã hội, kĩ năng chăm sóc bản thân, kĩ năng tự bảo vệ bản thân……
b. Thuận lợi chủ quan
- Được sự quan tâm của BGH trong việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất.
- Được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương, Phòng giáo dục, Sở giáo dục về cơ sở vật chất cũng như đội ngũ cán bộ giáo viên- công nhân viên
- Các đồng nghiệp thường xuyên quan tâm giúp đỡ nhau trong công tác chuyên môn nghiệp vụ.
- Tất cả trẻ trong lớp đều cùng một độ tuổi nên đều kiện phát triển tâm lý tương đối đồng đều.
- Lớp có trang bị đủ đồ dùng, đồ chơi, đồ dùng học tập cho trẻ.
- Bản thân tôi nắm được một số kiến thức về kỹ năng sống.
- Lớp có đủ giáo viên 2 cô/ lớp và có sự thống nhất về phương pháp giáo dục trẻ
- Có sự phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh và nhà trường trong việc nuôi dưỡng chăm sóc cũng như giáo dục trẻ.
2/ Khó Khăn:
Đối với phụ huynh
Về phía các bậc cha mẹ luôn nóng vội trong việc dạy con do đó, khi trẻ về nhà mà chưa biết đọc, viết chữ thì lo lắng một cách thái quá! Đồng thời lại chiều chuộng,