Dinh dưỡng trẻ 5 tuổi

Thứ sáu - 19/08/2016 09:52
Bước vào tuổi thứ 5, tuy rằng sự phát triển của trẻ có chậm hơn so với khi mới sinh hay ở độ tuổi mẫu giáo, nhưng các bé vẫn cần 1 chế độ dinh dưỡng cao. Dinh dưỡng cho trẻ ở lứa tuổi này không những phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu về chất, về lượng mà còn phải phù hợp với khẩu vị của trẻ nữa. Vì vậy, việc quan tâm đến bữa ăn chính cũng như bữa ăn phụ của trẻ ở tuổi này là rất quan trọng.
Dinh dưỡng trẻ 5 tuổi
Về năng lượng: Bé yêu của bạn ở tuổi đang lớn nên cần nhiều năng lượng, mà nguồn cung cấp chính là qua bữa ăn hằng ngày. Nhưng nếu bạn không cẩn thận trong việc điều chỉnh chế độ ăn uống cho bé thì sẽ dễ dẫn tình trạng dư cân hoặc béo phì do thừa năng lượng. Bạn nên biết rằng, với trẻ ở độ tuổi này sẽ rất khó hạn chế nhu cầu ăn uống của chúng. Vì vậy, cách để hạn chế tối đa tình trạng dư cân là hãy khuyến khích bé yêu của bạn năng vận động thể chất với các môn thể thao phù hợp như : võ, bơi, tập thể dục…

Có một điều quan trọng mà các bậc cha mẹ cần lưu ý, mặc dù có thể đang trong tình trạng thừa cân nhưng không vì thế mà hạn chế tất cả các nguồn dinh dưỡng đối với trẻ. Vì trẻ ở tuổi đang lớn rất cần một số chất quan trọng giúp cho sự hoàn thiện và phát triển của cơ thể. Các chất cần cung cấp một cách thường xuyên là:

Chất sắt
Sắt là một loại khoáng chất giúp bảo vệ tế bào hồng cầu, máu huyết lưu thông, mang ôxy đến các tế bào trong cơ thể, đồng thời thúc đẩy hệ thống miễn dịch hoạt động một cách mạnh mẽ nhất. Thiếu máu thiếu sắt là nguy cơ hàng đầu của trẻ, làm trẻ mau mệt, hay buồn ngủ. Sắt có nhiều trong thức ăn động vật như huyết, gan, thịt, cá, tôm, tép, ngũ cốc, đậu các loại... và thức ăn thực vật như đậu đỗ, rau lá xanh...

Vitamin C trong rau xanh và hoa quả giúp hấp thu tốt sắt trong thức ăn. Bạn hãy luôn nhớ rằng bữa ăn sáng là quan trọng nhất trong ngày vì cách bữa ăn tối tới 12-14 giờ và nạp năng lượng cho cả một buổi sáng làm việc, học hành năng động nhất của một ngày. Bé yêu của bạn cũng vậy, bé cũng đến lớp và học tập, vui chơi cùng các bạn ở nhà trẻ, vì thế bạn hãy chăm sóc bữa sáng cho bé thật chu đáo nhé!
Canxi
Tại sao trẻ em luôn cần phải bổ sung chất này? Bởi vì xương và răng của trẻ luôn trong giai đoạn phát triển, cần chất dinh dưỡng nên buộc phải có canxi để bổ sung cho răng và xương chắc khỏe. Nguồn cung cấp canxi là sản phẩm từ sữa, bơ, yaourt, nước cam, rau xanh, sản phẩm đậu nành. Bạn hãy cho bé uống khoảng 500-600ml sữa mỗi ngày để cung cấp đủ lượng calcium cho bé.

Các bé từ 4-6 tuổi là lứa tuổi nạp canxi chủ yếu cho suốt cuộc đời. Vì thế bạn cần chú ý cho trẻ ăn thức ăn giàu canxi như sữa, yaourt, cá cả xương, tôm tép, cua, đậu mè, tàu hũ, rau xanh đậm... Mỗi ngày nên cho uống thêm 1-2 ly sữa bò hoặc sữa đậu nành sẽ cung cấp đủ nhu cầu cho trẻ.
Chất xơ
Bé cần chất này để bảo vệ đường ruột, đồng thời ngăn chặn các chứng bệnh về ruột và cả bệnh tiểu đường. Chất xơ dễ dàng tìm thấy trong ngũ cốc, yến mạch, các loại rau và trái cây...

Vitamin A
Bé của bạn rất cần được bổ sung vitamin A vì vitamin A giúp tăng cường thị lực cho bé, để bé có thể thích ứng được với môi trường ngoài nắng và cả trong bóng tối. Ngoài ra, vitamin A còn có chức năng tăng cường các tế bào miễn nhiễm chống vi khuẩn xâm nhập.
Vitamin C

Vitamin C có tác dụng chống được sự oxy hóa và tăng cường sức khỏe cho các mô, mạch máu. Hơn nữa, chất này còn tăng khả năng miễn dịch, chống lại các căn bệnh thường gặp như cảm, cúm. Dễ dàng tìm thấy vitamin C ở các loại trái cây có vị chua như xoài, cam, chanh, dâu, quýt... Bạn có thể pha cho bé 1 cốc nước cam sau khi bé vừa tập thể dục hoặc vui chơi đùa nghịch cùng bạn bè. Vì khi đó lượng mồ hôi đã bị thoát ra ngoài nhiều, bé sẽ khát nước, nên cần bổ sung lượng nước thích hợp.

Folate
Đây là một loại vitamin quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể. Nguồn cung cấp: ngũ cốc, rau xanh và đậu các loại. Bữa ăn sáng với bột ngũ cốc là một con đường tốt để tăng cường folate.
Các bạn cũng cần chú ý rằng: Bé ở tuổi đang lớn, nếu được cung cấp quá lượng năng lượng cần thiết sẽ dễ dẫn đến bị thừa cân hoặc béo phì. Đối với những bé có dấu hiệu hoặc đang ở trong tình trạng thừa cân, béo phì, cần tránh các loại thực phẩm chế biến với dầu; các loại bánh, kẹo, nước ngọt, kem... vì chúng chứa nhiều calories, chất béo, đường nhưng ít vitamin và khoáng chất, làm chậm quá trình phân hóa.

Bên cạnh đó, những sản phẩm có nhiều đường còn là nguyên nhân gây hư răng, vì vậy nếu cho trẻ dùng các loại đồ ăn uống nói trên thì nên dùng sau bữa ăn. Trong bữa ăn, thích hợp nhất là uống nước hoặc sữa. Bạn hãy hướng dẫn bé đánh răng hoặc súc miệng ngay sau khi ăn.
Tóm lại: Một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng phải bao gồm đủ 4 nhóm thực phẩm chính là: đường bột; béo; đạm; vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, việc thay đổi thực đơn giúp tạo cảm giác ngon miệng, kích thích sự hấp thu cũng quan trọng không kém việc cung cấp đủ dinh dưỡng.
- Cho bé ăn cơm, đủ 4 nhóm thức ăn. Số bữa ăn trong ngày:
  • Bữa chính: 3.
  • Bữa phụ: 2-3 (trẻ bình thường 2 bữa phụ, trẻ suy dinh dưỡng 3 bữa phụ).
  • Bữa phụ ăn xen kẽ các bữa chính.
- Ăn thêm trái cây sau bữa ăn chính.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bữa sáng:

- Miến thịt heo nấm đùi gà, cà rốt - Phụ sáng: Sữa Netsure Pedia

Bữa trưa:

- Cơm - Canh: Tam sắc (củ dền, củ cải, su su nấu thịt heo) - Mặn: Thịt heo xào đậu cô ve - Rau: Bắp cải xào

Bữa xế:

- Phụ xế: Sữa chua

Bữa chiều:

- Bún gạo thịt heo cải ngọt

Văn bản mới

CV số 69/PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Tháng ATTP năm 2024

Ngày ban hành: 17/04/2024

TB số 21/TB-PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương

Ngày ban hành: 17/04/2024

CV số 65/PGDĐT

Ngày ban hành: 17/04/2024. Trích yếu: Ngày Sách và VH đọc

Ngày ban hành: 17/04/2024

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm nhất điều gì khi con đến trường?

violimpic
Bộ giáo dục và đào tạo
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây